VĂN PHÒNG TƯ VẤN LUẬT SHARETOLINK9.5su10với556

Thông tư 09/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học công nghệ

Thông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ Khoa học công nghệ Hướng dẫn dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hoá

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
_________________

Số: 09/2007/TT-BKHCN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________

Hà Nội, ngày  06 tháng 4 năm 2007

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP

ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá

Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số      54/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá;

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện một số nội dung về nhãn hàng hoá như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Ghi nhãn phụ

a) Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá (sau đây gọi tắt là Nghị định 89/2006/NĐ-CP).

b) Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất nội dung của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc.

c) Trường hợp ghi thêm những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa mà nhãn gốc không có thì tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi. Những nội dung ghi thêm trên nhãn phụ không được gây hiểu sai nội dung của nhãn gốc.

2. Phân biệt bao bì thương phẩm với bao bì chứa đựng hàng hoá không phải là bao bì thương phẩm

Các loại bao bì không gọi là bao bì thương phẩm:

a) Bao bì dùng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hoá đã có nhãn;

b) Túi đựng hàng hoá khi mua hàng;

c) Bao bì dùng để đựng hàng hoá dạng rời được lấy ra từ bao hàng hóa có định lượng lớn hơn để bán lẻ;

d) Container đựng hàng, xi tec vận chuyển xăng dầu, chất lỏng, xi măng rời.

3. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hoá

a) Những nội dung của nhãn bằng tiếng Việt nếu dịch ra ngôn ngữ khác thì không được làm hiểu sai nội dung tiếng Việt của nhãn.

b) Nếu ghi những nội dung không bắt buộc bằng ngôn ngữ khác thì không phải dịch ra tiếng Việt nhưng không được làm hiểu sai bản chất, công dụng của hàng hoá và không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn.

c) Cùng một nội dung trên nhãn gốc thì kích thước chữ của ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ tiếng Việt.

4. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá

a) Hàng hoá sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức cá nhân hoàn thiện hàng hoá hoặc thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hoá trước khi đưa vào lưu thông phải thực hiện ghi nhãn hàng hoá.

b) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 89/2006/NĐ-CP yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hoá của mình.

Ví dụ: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá có thể yêu cầu nhà sản xuất hoặc tổ chức khác ở trong nước hoặc nước ngoài ghi nhãn hàng hoá do mình nhập khẩu thông qua hợp đồng, thoả thuận nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn hàng hoá khi được lưu thông tại Việt Nam.

c) Trường hợp nhãn hàng hoá ghi thiếu, ghi không đúng quy định thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá có hàng hoá ghi thiếu, ghi không đúng quy định tự thực hiện hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước việc bổ sung thêm các nội dung ghi thiếu và xoá bỏ nội dung ghi sai.

- Bổ sung thêm nội dung trên nhãn thực hiện bằng cách ghi trực tiếp lên nhãn hàng hoá hoặc ghi trên vật liệu khác và gắn chặt (stickers) lên nhãn hàng hoá nhưng không được che lấp những thông tin trên nhãn hàng hoá.

- Xoá bỏ nội dung ghi sai trên nhãn hàng hoá phải bảo đảm không phục hồi lại được như trước. 

II. NỘI DUNG NHÃN HÀNG HOÁ

1. Ghi nhãn hàng hoá theo quy định tại Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP

a) Tổ chức cá nhân tự xác định hàng hoá do mình sản xuất, nhập khẩu thuộc loại hàng hoá nào quy định tại Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP để ghi các nội dung bắt buộc tương ứng.

- Căn cứ vào công dụng của hàng hoá để xếp loại.

Ví dụ: Săm lốp xe máy xếp tại khoản 44 (Phụ tùng phương tiện giao thông) mà không xếp tại khoản 22 (Sản phẩm nhựa, cao su).

- Trường hợp một hàng hoá có nhiều công dụng thì căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa để xếp vào loại tương ứng.

Ví dụ: Máy điện thoại để bàn có đèn ngủ, đồng hồ điện tử thì xếp tại khoản 35 (Thiết bị tin học, thông tin, bưu chính viễn thông) mà không xếp tại khoản 34 (Sản phẩm điện, điện tử).

- Trường hợp hàng hoá xếp được ở nhiều loại thì xếp vào loại có tính chất, công dụng hợp lý hơn.

Ví dụ: Nước cam xếp tại khoản 3 (Đồ uống) mà không xếp tại khoản 2 (Thực phẩm).

- Trường hợp hàng hoá không thể phân loại được theo quy định tại điểm này thì căn cứ vào hệ thống điều hoà và mô tả hàng hoá (HS) để phân loại.

Ví dụ: Chế phẩm hoá học tránh thụ thai (HS: Chương 30 - Dược phẩm) xếp tại khoản 7 (Thuốc dùng cho người) mà không xếp tại khoản 12 (Hoá chất gia dụng dùng cho người).

b) Trường hợp các Bộ quản lý chuyên ngành quy định cụ thể các loại hàng hoá thuộc các nhóm quy định tại Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP thì việc phân loại hàng hóa thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý chuyên ngành.

2. Tên hàng hoá

a) Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hoá thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 89/2006/NĐ-CP.

Ví dụ: "xúc xích bò" thì phải ghi định lượng thịt bò cạnh tên hàng hoá: "xúc xích bò (30% thịt bò) " hoặc ghi ở nội dung thành phần: "thịt bò không ít hơn 30%" hoặc ghi riêng trên nhãn: "30% thịt bò".

b) Trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo tên hàng hoá thì không phải ghi định lượng.

Ví dụ: "sữa rửa mặt hương táo", "son môi hồng", "sữa tiệt trùng vị dâu" thì không phải ghi định lượng của chất phụ gia "hương táo", "màu hồng", "vị dâu" nhưng vẫn phải ghi thành phần chất phụ gia theo quy định.

 c) Trường hợp tên chất chiết xuất, tinh chất từ các nguyên liệu tự nhiên ghi kèm tên hàng hoá thì phải ghi thành phần định lượng chất chiết xuất, tinh chất hoặc khối lượng nguyên liệu tương đương dùng để tạo ra lượng chất chiết xuất, tinh chất đó.

Ví dụ: Sữa rửa mặt chiết xuất từ dưa hấu thì có thể ghi 0,001% tinh chất dưa hấu hoặc 200g dưa hấu /một đơn vị sản phẩm.

3. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá

a) Tên tổ chức, cá nhân và địa danh không được viết tắt.

Ví dụ: Công ty Hoàng Phú, khu công nghiệp Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh thì các từ “Hoàng Phú”, “Tiên Sơn”, “Tiên Du”, “Bắc Ninh" không được viết tắt là "HP”, “TS”, “TD”, “BN".

b) Trường hợp sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ngay tại nơi đăng ký kinh doanh thì trên nhãn ghi tên và địa chỉ cơ sở sản xuất theo đăng ký kinh doanh.

Ví dụ: Sản xuất tại Công ty A, Khu công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương

c) Trường hợp sản phẩm, hàng hoá được sản xuất tại các địa điểm khác ngoài nơi đăng ký kinh doanh thì trên nhãn phải ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá đó.

Ví dụ: Mì chay của Công ty A mà sản xuất tại nhiều nơi thì ghi như sau:

Nếu sản xuất tại Nhà máy ở Hưng Yên phải ghi "sản xuất tại nhà máy X Thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên" hoặc "sản phẩm của Công ty A, sản xuất tại Thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên". Nếu sản xuất tại Nhà máy ở Bình Dương phải ghi "sản xuất tại nhà máy Y, xã An Phú, Thuận An, Bình Dương" hoặc "sản phẩm của Công ty A, sản xuất tại xã An Phú, Thuận An, Bình Dương".

Nếu ghi địa chỉ nhiều nơi sản xuất trên cùng một nhãn thì phải có chỉ dẫn hay ký hiệu trên nhãn để nhận biết nơi sản xuất hàng hoá đó.

Ví dụ: Bột giặt Hoa hồng của Công ty A ghi trên nhãn sản xuất tại nhiều nơi khác nhau như: khu công nghiệp Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội; xã An Phú, Thuận An, Bình D­ương. Nếu sản xuất tại khu công nghiệp Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội thì thể hiện trên nhãn một trong các cách sau:

- Cách 1: “Địa chỉ cơ sở sản xuất xem ở cạnh NXS

BD: Xã An Phú, Thuận An, Bình D­ương;

HN: KCN Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội.

NSX 081106  HN”.

- Cách 2:  “Địa chỉ cơ sở sản xuất có đánh dấu x

Xã An Phú, Thuận An, Bình D­ương;__

KCN Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội. x   

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về ghi nhãn tự chọn ký hiệu để đánh dấu.

d) Hàng hoá do hai hay nhiều tổ chức, cá nhân cùng sản xuất thì ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hoá trước khi đưa vào lưu thông.

Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện các công đoạn để hoàn thiện hàng hoá trước khi đưa vào lưu thông như lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ, nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hoá trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức này cho phép.

Ví dụ 1: Công ty máy tính A ở số nhà 100 phố B Hà Nội mua linh kiện máy tính từ các nguồn khác nhau về lắp ráp tại xưởng X – Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội thành máy tính hoàn chỉnh để bán thì thể hiện như sau:

- Lắp ráp tại xưởng X - Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội, hoặc

- Sản phẩm của Công ty máy tính A ở số nhà 100 phố B Hà Nội lắp ráp tại xưởng X – Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội.

Ví dụ 2: Đường kính sản xuất tại nhà máy đường Lam Sơn Thanh hoá đóng bao 50kg, cửa hàng A ở số nhà 70 phố B Hà Nội đóng gói lại theo định lượng 1kg để bán thì ghi:

- Đóng gói tại cửa hàng A, 70 phố B Hà Nội, hoặc

- Sản xuất tại nhà máy đường Lam Sơn Thanh hoá, đóng gói tại cửa hàng A, 70 phố B Hà Nội.

Ví dụ 3: Nước mắm sản xuất tại Công ty A Nha Trang chứa trong xi téc. Doanh nghiệp D ở số nhà 80 phố B Hà Nội mua và đóng chai theo định lượng 1 lít để bán thì ghi:

- Đóng chai tại doanh nghiệp D, 80 phố B Hà Nội, hoặc

- Sản xuất tại Công ty A Nha Trang, đóng chai tại doanh nghiệp D, 80 phố B Hà Nội.

đ) Nếu cơ sở sản xuất hàng hoá là thành viên trong một tổ chức như Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn, Hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ, nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép, nhưng vẫn phải ghi địa chỉ nơi sản xuất hàng hoá.

Ví dụ: Quạt điện sản xuất tại nhà máy A, Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội thuộc Công ty B, Tổng công ty C thì trên nhãn có quyền ghi "Tổng công ty C, Công ty B, sản xuất tại nhà máy A, Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội”.

e) Trường hợp trên nhãn hàng hoá ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác nhằm quảng bá cho sản phẩm, hàng hoá của mình thì phải ghi mối liên quan giữa tổ chức, cá nhân ghi thêm với sản phẩm, hàng hoá đó.

Ví dụ: Bột giặt sản xuất tại Nhà máy A Khu công nghiệp Biên Hoà II, tỉnh Đồng Nai nhưng trên nhãn có ghi "Công ty B" hoặc “Viện hoá công nghiệp” hoặc “Hội hoá học Việt Nam”; Nhà máy A không phải đơn vị thuộc Công ty B, Viện hoá công nghiệp, Hội hoá học Việt Nam thì phải ghi: "Sản xuất cho Công ty B", “Thử nghiệm chất lượng tại Viện hoá công nghiệp”, “Hội hoá học Việt nam tư vấn kỹ thuật”.

4. Định lượng hàng hoá

a) Một số đơn vị đo lường được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hoá:

 - Đơn vị đo khối lượng: kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg). Dưới 1 kg thì dùng đơn vị g (ví dụ: viết 500g mà không viết 0,5 kg); Dưới 1g thì dùng đơn vị “mg” (ví dụ viết 500mg mà không viết 0,5g).

- Đơn vị đo thể tích: lít (l), mililít (ml). Dưới một lít thì dùng đơn vị  “ml”  (ví dụ: viết 500ml mà không viết 0, 5 lít).

Trường hợp hàng hoá ở trạng thái rắn thì dùng đơn vị đo thể tích: Mét khối (m3), decimét khối (dm3), centimét khối (cm3), milimét khối (mm3). Dưới 1m3 thì dùng “dm3”, “cm3” hoặc “mm3”.  

b) Một số đơn vị đo lường được dùng để thể hiện gián tiếp cho khối lượng tịnh, thể tích thực hoặc dùng để thể hiện trực tiếp diện tích, chiều dài:

- Đơn vị đo diện tích: Mét vuông (m2), Decimét vuông (dm2), Centimét vuông (cm2), Milimét vuông (mm2). Dưới 1m2 thì dùng “dm2”, “cm2” hoặc “mm2”.

- Đơn vị đo độ dài: Mét (m), Decimét (dm), Centimét (cm), Milimét (mm).  Dưới 1m thì dùng đơn vị “dm”, “cm” hoặc “mm”.

c) Ghi đơn vị đo định lượng trên nhãn hàng hoá bằng tên đầy đủ hoặc ký hiệu của đơn vị đo. Ví dụ: Ghi là “gam” hoặc là “g”; ghi là “mililít” hoặc “ml”.

5. Ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản

a) "Ngày sản xuất", "hạn sử dụng", "hạn bảo quản" ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD”, “HBQ”.

b) Quy định cách ghi ngày, tháng, năm đối với ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản tại Điều 16 Nghị định 89/2006/NĐ-CP.

Ví dụ: ngày sản xuất là ngày 2 tháng 4 năm 2006, hạn sử dụng là ngày 2 tháng 10 năm 2008 thì trên nhãn ghi một trong các cách sau:

- NSX: 020406    

HSD: 021008; hoặc

- NSX 02 04 06   

HSD 02 10 08; hoặc

- NSX: 02042006

HSD: 02102008; hoặc

- NSX: 02 04 2006            HSD: 02 10 2008; hoặc 

- NSX: 02/04/06               HSD: 02/10/08; hoặc

- NSX: 020406                 HSD: 30 tháng; hoặc

- NSX: 020406     HSD: 30 tháng kể từ NSX.

c) Trường hợp không ghi được chữ "NSX", "HSD" cùng với chữ số chỉ ngày, tháng, năm thì phải hướng dẫn trên nhãn.

Ví dụ: ở đáy bao bì ghi thời gian sản xuất và hạn sử dụng là "020406 021008" thì trên nhãn phải ghi như sau: Xem NSX, HSD ở đáy bao bì.

d) Trường hợp trên nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài "NSX", "HSD" thì phải hướng dẫn trên nhãn.

Ví dụ: ở bao bì ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng là "MFG 020406 EXP 021008" thì trên nhãn phải ghi như sau: NSX, HSD xem "MFG" "EXP" trên bao bì.

đ) Quy định ghi tháng sản xuất thì ghi số chỉ tháng và số chỉ năm.

Ví dụ: Sản xuất tháng 2 năm 2006, trên nhãn ghi là "SX 02/06" hoặc "SX 02/2006" hoặc "Sản xuất tháng 02 năm 2006".

e) Quy định ghi năm sản xuất thì phải ghi cả 4 chữ số chỉ năm.

Ví dụV: Sản xuất năm 2006 thì trên nhãn ghi là "Sản xuất năm 2006" hoặc "Năm sản xuất: 2006".

g) Hạn sử dụng theo quy định tại khoản 10 Điều 3 của Nghị định 89/2006/NĐ-CP còn được thể hiện bằng: Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) và hạn sử dụng tốt nhất (Best if used by dates hoặc Best before dates). Cách ghi đối với các hạn sử dụng này thực hiện như sau:

- Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) ghi như hạn sử dụng và được viết tắt là “HSD” theo quy định tại các điểm b, c và d khoản này.

- Hạn sử dụng tốt nhất (Best before dates) phải ghi đầy đủ cả cụm từ là "Sử dụng tốt nhất trước...". Việc ghi mốc thời gian sau cụm từ "Sử dụng tốt nhất trước” theo quy định tại điểm b, c hoặc d khoản này.

6. Thành phần, thành phần định lượng

Cách ghi thành phần, thành phần định lượng thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 89/2006/NĐ-CP.

a) Lượng nước đưa thêm vào làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến và tồn tại trong sản phẩm, hàng hoá thì ghi là một thành phần của hàng hoá đó.

b) Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hoá để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

Ví dụ: Trên nhãn ghi riêng cụm từ "Hàm lượng Can xi cao" thì phải ghi hàm lượng  Can xi là bao nhiêu.

c) Đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hoá và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.

Ví dụ: Hàng hoá có tên ghi trên nhãn là chậu nhựa, giày da, chiếu trúc, ghế sắt, khăn giấy, đệm cao su, bình sứ thì không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.

7. Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn

Nội dung thông tin cảnh báo vệ sinh, an toàn trên nhãn hàng hoá quy định tại Điều 19 và Phụ lục IV của Nghị định 89/2006/NĐ-CP.

Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng các ký hiệu theo thông lệ quốc tế và quy định liên quan.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Việc hướng dẫn nội dung chi tiết và cách ghi nhãn hàng hoá đối với các sản phẩm đặc thù thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành sau khi thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh để Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, xử lý.

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Lưu: VT, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)

Trần Quốc Thắng

Sharetolink chúng tôi cam kết phí rẻ nhất và Luật sư sẽ trợ giúp pháp lý liên quan miễn phí trọn đời cho quý khách!


0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.00 (0 Votes)

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN GIẢM 20% PHÍ DỊCH VỤ CHỈ HÔM NAY!

Quý khách vui lòng gọi tổng đài tư vấn luật: 024 3758 6958 - Hotline: 09122 63302 để được hỗ trợ hoặc điền yêu cầu bên dưới.

YÊU CẦU TƯ VẤN
Anh chị vui lòng điền yêu cầu muốn được tư vấn của mình vào đây, Luật Sư Sharetolink sẽ gọi miễn phí. Trân trọng!
Anh chị vui lòng điền tên đầy đủ vào đây...
Anh chị vui lòng điền email liên hệ vào đây...
Anh chị vui lòng điền số điện thoại vào đây...
Anh chị vui lòng gõ lại chuẩn xác số điện thoại để Sharetolink gọi cho anh chị miễn phí...
Anh chị vui lòng điền địa chỉ công ty/cá nhân của mình vào đây...
Anh chị vui lòng điền nội dung muốn được Luật sư tư vấn vào đây...

Dịch vụ tư vấn liên quan sở hữu trí tuệ

Tư vấn tra cứu đăng ký bảo hộ sáng chế

Tư vấn tra cứu đăng ký bảo hộ sáng chế

Đại diện Tư vấn Đăng ký Bản Quyền Và Bảo hộ Logo Độc quyền

Đại diện Tư vấn Đăng ký Bản Quyền Và Bảo hộ Logo Độc quyền

Đại diện tư vấn giải quyết khiếu nại và xử lý vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Đại diện tư vấn giải quyết khiếu nại và xử lý vi xâm phạm quyền sở hữu...

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ sáng chế & giải pháp hữu ích

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ sáng chế & giải pháp hữu ích

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu, logo...

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ sáng chế độc quyền

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ sáng chế độc quyền

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Tư vấn sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Tư vấn sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Đại diện Tư vấn Đăng ký Bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ

Đại diện Tư vấn Đăng ký Bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ

Tư vấn Tra cứu Đăng ký Bảo hộ Nhãn hiệu, Thương hiệu, Logo...

Tư vấn Tra cứu Đăng ký Bảo hộ Nhãn hiệu, Thương hiệu, Logo...

Đại diện tư vấn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Đại diện tư vấn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Tư vấn chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Tư vấn chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ logo độc quyền

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ logo độc quyền

Tư vấn tra cứu đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tư vấn tra cứu đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Dược phẩm

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Dược phẩm

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ tên thương mại - tên công ty

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ tên thương mại - tên công ty

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu công ty - logo - sản phẩm

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu công ty - logo - sản phẩm

Đại diện tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài tại Việt Nam

Đại diện tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài tại Việt Nam

Đại diện tư vấn đăng ký nhượng quyền thương mại

Đại diện tư vấn đăng ký nhượng quyền thương mại

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đại diện tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tư vấn gia hạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Tư vấn gia hạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Công Ty Tư Vấn Luật Sharetolink Việt Nam
 
 

Tại sao chọn Sharetolink để đăng ký bảo hộ SHTT?!

Cơ sở pháp lý uy tín >> xem

Sharetolink ở Top 100 tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ được Cục SHTT - Bộ Khoa học & Công nghệ cấp quyết định hoạt động chính thức.

Kinh nghiệm thực tế >> xem

Tư vấn đăng ký bảo hộ cho hơn 5000 nhãn hiệu, Logo, thương hiệu, sản phẩm trong và ngoài nước.

Đại diện toàn quyền >> xem

Sharetolink có cơ sở pháp lý toàn quyền làm tổ chức đại diện cho khách hàng tiến hành xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ.

DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT NỔI BẬT

 
Tư vấn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ công nghiệp

Tư vấn xây dựng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, logo độc quyền, tên công ty, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp cho các tổ chức và cá nhân.

Xem ngay
 
Tư vấn đăng ký bản quyền tác giả

Bản quyền tác giả

Tư vấn đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm của tất cả loại hình như sách, truyện, game, phần mềm, tác phẩm viết, trò chơi, code web, bản thiết kế, chương trình truyền hình, kịch bản...

Xem ngay
 
Tư vấn doanh nghiệp và đầu tư

Doanh nghiệp & Đầu tư

Tư vấn giải quyết, đăng ký tất cả những vấn đề phát sinh trong hoạt động thành lập, thay sửa đổi, sáp nhập, chuyển nhượng doanh nghiệp và giấy phép đầu tư kinh doanh.

Xem ngay
 
Thương mại điện tử Sharetolink

Thương mại điện tử

Tư vấn đăng ký thủ tục liên quan đến Thương mại điện tử, giấy phép sàn TMĐT, web bán hàng online phù hợp với quy đinh của pháp luật về kinh doanh TMĐT tại Việt Nam.

Xem ngay

Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu logo, kiểu dáng công nghiệp uy tín - Sharetolink

sharetolink.com sharetolink.com
9/10 466 bình chọn