Khi một doanh nghiệp có kế hoạch xuất khẩu sản phẩm sang nước khác thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải có những bước đi tiên phong và kịp thời để bảo hộ các sản phẩm tại thị trường xuất khẩu liên quan. Điều này là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền sở hữu của Doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu và tránh các tranh chấp không cần thiết xảy ra trong quá trình kinh doanh, do đó cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tê.
Vì đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang tính “lãnh thổ”, nghĩa là các quyền này sẽ thuộc về chủ sở hữu tại quốc gia hay khu vực mà chúng được đăng ký và bảo hộ. Do đó, để có được các quyền độc quyền về nhãn hiệu ở các thị trường nước ngoài, Quý khách cần phải đăng ký và đạt được sự bảo hộ ở nước ngoài.
Thủ tục để nhận được bảo hộ sở hữu trí tuệ là khác nhau đáng kể giữa các nước khác nhau và điều quan trọng là phải có đầy đủ thông tin về các thủ tục đăng ký và pháp luật của quốc gia ở từng giai đoạn của quá trình nộp đơn đăng ký, cũng như khi xin cấp li-xăng hoặc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, đơn nói chung phải được nộp bằng các ngôn ngữ quốc gia. Nhiều quốc gia yêu cầu người nộp đơn phải có luật sư hoặc đại diện sở hữu trí tuệ để đại diện cho họ trong quá trình nộp đơn.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế của Sharetolink giúp cho việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài được thuận lợi hơn.
Chúng tôi sẽ tư vấn để hạn chế tối đa các lỗi về sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp xuất khẩu hay mắc phải như:
Không sử dụng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ khu vực hoặc quốc tế;
Bỏ lỡ thời hạn nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ ở nước ngoài: quyền ưu tiên khi nộp đơn ;
Không kiểm tra xem nhãn hiệu đã bị đăng ký hoặc đang được sử dụng bởi đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu hay chưa;
Xuất khẩu sản phẩm được sản xuất theo li-xăng mà không được phép của chủ sở hữu;
Không xác định vấn đề sở hữu quyền sở hữu nhãn hiệu khi thuê gia công;
Xin cấp li-xăng đối với sản phẩm trên thị trường mà nhãn hiệu có liên quan không được bảo hộ;
Sử dụng nhãn hiệu không phù hợp với thị trường nhất định;
Những vấn đề cần lưu ý khi thuê gia công ở nước ngoài.
Sủ dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế để đạt được sự bảo hộ tối ưu nhất và tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
Chúng tôi sẽ căn cứ vào hình thức mở rộng thị trường của Quý khách như: xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp, liên doanh, li xăng hay sản xuất ở nước ngoài để tư vấn các vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu quốc tế như:
Tư vấn pháp luật về nhãn hiệu của các quốc gia đăng ký: Cung cấp các thông tin pháp luật về việc bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài.
Tư vấn lựa chọn quốc gia nộp đơn, hình thức nộp đơn: Đăng ký nhãn hiệu ở nhiều cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia có thể là rất tốn kém. Vì vậy chúng tôi sẽ tư vấn đăng ký theo hình thức nào để tiết kiệm và phù hợp với chiến lược mở rộng thị trường của Quý khách.
Tư vấn thời điểm nộp đơn, thời điểm tiếp thị sản phẩm: Thời điểm nộp đơn vừa đảm bảo quyền ưu tiên (hầu hết các quốc gia đều quy định thời hạn hưởng quyền ưu tiên là 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên yêu cầu đăng ký cho nhãn hiệu ở các nước khác) vừa đảm bảo tiến độ xuất khẩu sản phẩm, mở rộng dịch vụ ra thị trường quốc tế; tư vấn khi nào nên tung sản phẩm ra thị trường, quảng cáo và tiếp thị trên thị trường nước ngoài.
Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu phù hợp với thị trường: Có rất nhiều ví dụ về các doanh nghiệp chỉ khi bắt đầu tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường nước ngoài mới nhận ra rằng nhãn hiệu của mình không phù hợp với thị trường đó vì: nhãn hiệu có ý nghĩa tiêu cực hoặc không hay theo ngôn ngữ hoặc văn hóa địa phương, hoặc nhãn hiệu không thể đăng ký được ở Cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia.
Tư vấn phạm vi danh mục sản phẩm, dịch vụ bảo hộ: Nên đăng ký những sản phẩm, dịch vụ nào để vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn có khả năng bao vây và đạt được sự bảo hộ chặt chẽ.
Tư vấn li xăng nhãn hiệu: Tư vấn những điều cần lưu ý về li xăng nhãn hiệu như: phạm vi lãnh thổ sử dụng, phí li xăng, hình thức li xăng… để đảm bảo rằng các quyền liên quan đến nhãn hiệu đang được li-xăng phải được bảo hộ đầy đủ ở nước có liên quan.
Tư vấn những vấn đề liên quan đến hợp đồng gia công: Tư vấn các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu nhãn hiệu giữa về doanh nghiệp thuê gia công và doanh nghiệp gia công thực hiện công việc.
Thực hiện tra cứu khả năng bảo hộ: Tra cứu để doanh nghiệp có thể tránh việc bị ngưng sử dụng nhãn hiệu hoặc yêu cầu bạn bồi thường thiệt hại vì hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác.
Chuẩn bị hồ sơ, nộp, theo dõi đơn và nhận kết quả từ Cơ quan Sở hữu trí tuệ các quốc gia
Dịch, chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu.
Tư vấn lập tuyên bố sử dụng nhãn hiệu nhằm đạt được sự bảo hộ, sử dụng, bảo vệ tối ưu tại các quốc gia có yêu cầu vấn đề này.
Hỗ trợ khuyến cáo, xử lý vi phạm nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài.
Khuyến nghị của Sharrtolink: Quý khách nên xem xét kỹ lưỡng việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu một cách kịp thời ở tất cả các nước mà Quý khách có thể sẽ xuất khẩu hoặc chuyển giao các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong tương lai. Và trước khi mở rộng thị trường, Quý khách nên chắc chắn có được sự bảo hộ đầy đủ ở tất cả các quốc gia này càng sớm càng tốt.
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu quốc tế?
Khi có kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hay mở rộng dịch vụ ra lãnh thổ nước ngoài, doanh nghiệp thường hay xem xét các yếu tố như: cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, xin giấy phép xuất khẩu, xây dựng phương thức bán hàng và giá cả sản phẩm,…mà quên không xem xét về vấn đề đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ ở thị trường nước ngoài.
Nếu không đăng ký nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài, doanh nghiệp có thể gặp những bất lợi như: lợi nhuận thấp hơn do khách hàng đòi hỏi giá thấp hơn đối với các sản phẩm không có nhãn hiệu, không có được sự tín dụng của khách hàng vì họ không thể nhận biết sản phẩm và phân biệt được với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, khó khăn trong tiếp thị và quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ ở nước ngoài, không thể ngăn chặn được việc làm giả hàng hoá và gây tổn thất lớn về lợi nhuận. Thậm chí doanh nghiệp bị cho là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác dẫn đến thiệt hại lớn hoặc gây phá sản vì nhãn hiệu của doanh nghiệp bị người khác đã đăng ký bảo hộ tại thị trường mà bạn xuất khẩu.
Hiện nay ở Việt Nam các doanh nghiệp xuất khẩu ít chú trọng đến chiến lược đăng ký thương hiệu ở nước ngoài vì có thể doanh nghiệp cho rằng chi phí đăng ký nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài khá lớn và thủ tục đăng ký phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn nhận bài học từ các thương hiệu Việt Nam bị mất ở nước ngoài như: Cà phê Trung Nguyên, thuốc lá VINATABA, Petro Vietnam, bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phan Thiết…,…để thấy được vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế, doanh nghiệp có được độc quyền sử dụng Nhãn hiệu trên loại sản phẩm, dịch vụ mà mình đăng ký tại thị trường xuất khẩu, có quyền cho phép hay không cho phép cho người khác sử dụng Nhãn hiệu của mình. Điều này giúp các doanh nghiệp kiểm soát được việc sử dụng nhãn hiệu và tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Việc đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường mới một cách dễ dàng thông qua các hợp đồng li-xăng, nhượng quyền thương mại, thành lập liên doanh hoặc ký kết hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp thiết lập được mối quan hệ với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất, tiếp thị, phân phối hoặc vận chuyển hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trên thị trường quốc tế.
Đăng ký nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài có thể làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp khi mà giá sản phẩm/dịch vụ có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ mà thương hiệu hoặc nhãn hiệu của doanh nghiệp được thừa nhận hay đánh giá bởi người tiêu dùng trên thị trường xuất khẩu.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào?
Để đăng ký nhãn hiệu quốc tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức sau:
1. Nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia:
Đăng ký nhãn hiệu theo Đơn quốc gia là việc doanh nghiệp trực tiếp nộp đơn tại từng quốc gia dự định đăng ký cho nhãn hiệu.
2. Nộp đơn theo hệ thống Madrid
Hiện nay hệ thống Madrid bao gồm: các nước tham gia Thỏa ước Madrid, các nước tham gia Nghị định thư Madrid, các nước vừa tham gia Thỏa ước vừa tham gia Nghị định Thư Madrid. Tính đến ngày 15/4/2015 có 95 nước là thành viên của hệ thống Madrid.
Để nộp đơn đăng ký tại các nước tham gia Thỏa ước, đơn nhãn hiệu phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
Để nộp đơn đăng ký tác các nước tham gia Nghị định thư Madrid và các nước tham gia cả Thỏa ước và Nghị định thư, đơn nhãn hiệu phải được nộp tại Việt Nam;
Thủ tục nộp đơn theo hệ thống Madrid: Doanh nghiệp chỉ cần nộp đơn duy nhất tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và đơn nhãn hiệu sẽ được xét nghiệm tại các nước mà doanh nghiệp chỉ định. Đây là một cách thức hữu hiệu để đăng ký sở hữu trí tuệ tại nhiều nước khác nhau trên thế giới.
3. Nộp đơn tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực:
Một số quốc gia đã thiết lập các thỏa thuận khu vực để có được sự bảo hộ sở hữu trí tuệ trong toàn bộ lãnh thổ của khu vực đó với việc chỉ nộp một đơn đăng ký duy nhất. Các Cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực bao gồm:
OHIM: Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu. Văn bằng bảo hộ của OHIM có hiệu lực đồng thời tại 28 nước thành viên thuộc Liên minh Châu Âu (EU) thông qua một thủ tục đăng ký duy nhất. Điều đó có nghĩa là đơn sẽ được bảo hộ tại tất cả 28 nước này hoặc bị từ chối bảo hộ tại cả 28 nước.
Trong trường hợp bị từ chối, nếu muốn nhãn hiệu được bảo hộ tại các nước còn lại, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đơn thành đơn quốc gia (vẫn được giữ nguyên ngày ưu tiên và mất thêm chi phí).
BOIP: Cơ quan nhãn hiệu Benelux và Cơ quan Kiểu dáng Benelux và có chức năng bảo hộ nhãn hiệu ở Vương quốc Bỉ, Hà Lan và Lúcxem-bua.
OAPI: Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI) là Cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực dành cho các nước châu Phi nói tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha.
ARIPO: Tổ chức Sở hữu công nghiệp khu vực châu Phi (ARIPO) là cơ quan Sở hữu trí tuệ dành cho các nước thuộc khu vực châu Phi nói tiếng Anh.
4. Cách nhanh nhất và đơn giản nhất là nhờ Sharetolink đại diện đăng ký.
{jcomments on}