VĂN PHÒNG TƯ VẤN LUẬT SHARETOLINK9.5su10với556

Quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2014 của TAND tối cao, năm 2014, TAND các cấp thụ lý 320.912 vụ việc, so với năm 2013 tăng 19.000 vụ việc. Xu hướng các vụ việc dân sự mà TAND các cấp thụ lý để giải quyết xét xử tăng hằng năm là phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong các năm vừa qua.



Bộ luật Dân sự (BLDS) hiện hành đã nêu khái niệm về quyền nhân thân: "Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" (Ðiều 24 BLDS năm 2005). Ðồng thời, BLDS năm 2005 đã quy định về quyền nhân thân tại các Ðiều luật, cụ thể là từ Ðiều 26 đến Ðiều 51, bao gồm các quyền nhân thân: quyền đối với họ, tên; quyền thay đổi họ, tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh; quyền được khai tử; quyền của cá nhân đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết; quyền nhận bộ phận cơ thể của người; quyền xác định lại giới tính; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền kết hôn;... Các quy định này về quyền nhân thân của BLDS năm 2005 là cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền con người, quyền công dân.

Sau khi nghiên cứu Dự thảo BLDS (sửa đổi), thấy rằng Dự thảo đã kế thừa toàn bộ các nội dung về quyền nhân thân của BLDS năm 2005 và bổ sung những quyền mới như quyền lập hội, quyền học tập, quyền tiếp cận thông tin, quyền sống, quyền được bảo đảm an sinh xã hội... mà Hiến pháp năm 2013 có quy định hoặc các điều ước quốc tế quy định mà Việt Nam là thành viên. Với quy định về quyền nhân thân trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước trong giai đoạn tới và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế của nước ta. Bởi vì:

Một là, Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Ðảng ta trong giai đoạn cách mạng tiếp theo nhằm đưa đất nước tiếp tục phát triển trên tất cả các lĩnh vực, do đó BLDS (sửa đổi) cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền nhân thân là thể chế hóa các quan điểm của Ðảng về quyền con người, quyền công dân... Ðồng thời, Dự thảo BLDS (sửa đổi) quy định đầy đủ các quyền nhân thân mà Hiến pháp năm 2013 và các Ðiều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã quy định là thể hiện đầy đủ bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; cũng phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước ta hiện tại và tương lai trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,...

Hai là, Hiến pháp là đạo luật gốc, các luật phải căn cứ vào Hiến pháp để cụ thể hóa, do vậy các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền nhân thân là nguyên tắc Hiến định, các quy định về quyền nhân thân trong BLDS không những phải cụ thể hóa đầy đủ các quy định đó, mà còn không được trái với Hiến pháp năm 2013. Ðồng thời, quy định đầy đủ các quyền nhân thân trong BLDS còn là căn cứ pháp lý cho các luật khác, hoặc văn bản dưới luật nhằm bảo vệ, hiện thực hóa các quyền nhân thân của cá nhân. Trong đó, đặc biệt quan trọng đối với Bộ luật Tố tụng Dân sự, cũng phải sửa đổi bổ sung, nhằm bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, theo hướng trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cá nhân thuộc về cơ quan nhà nước, trong đó có TAND; quy định rõ ràng, minh bạch quyền, nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền, nghĩa vụ của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ, việc dân sự. Ðối với các luật hoặc văn bản dưới luật liên quan đến các giao dịch dân sự, cũng phải có những quy định nhằm bảo vệ quyền nhân thân hợp lý của cá nhân. Theo đó, phải quy định rõ ràng các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch dân sự, thực hiện hợp đồng dân sự.

Ba là, việc quy định đầy đủ, chi tiết các quyền nhân thân trong BLDS sẽ là điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước, trong đó có TAND các cấp áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ, việc dân sự. Thực tiễn giải quyết, xét xử các vụ, việc dân sự của TAND các cấp trong mấy năm vừa qua cho thấy số lượng các vụ việc dân sự mà Tòa án các cấp thụ lý các năm đều có xu hướng tăng. Bởi vì, kinh tế - xã hội phát triển tạo điều kiện cho các giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự phát triển kéo theo các tranh chấp cũng phát sinh theo. Do vậy, số lượng các vụ việc dân sự mà các đương sự yêu cầu Tòa án nhân dân các cấp giải quyết tăng hằng năm. Như vậy, quy định đầy đủ, chi tiết các quyền nhân thân trong BLDS, bao hàm ý nghĩa thực tiễn quan trọng, đó là nhằm bảo đảm TAND các cấp áp dụng pháp luật thống nhất, nâng cao chất lượng giải quyết xét xử các vụ việc dân sự.

Bốn là, quy định đầy đủ, chi tiết các quyền nhân thân như trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) còn nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cá nhân chủ động yêu cầu các cơ quan nhà nước, trong đó có TAND các cấp bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng hợp pháp của họ, khi mà quyền nhân thân bị xâm hại. Kiến thức, sự hiểu biết pháp luật của người dân chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế cho nên các quy định của pháp luật nói chung, quy định về quyền nhân thân nói riêng còn nhiều hạn chế, do vậy các quy định này càng cụ thể, chi tiết, đầy đủ thì càng thuận lợi cho người dân nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, tiếp cận công lý. Chính vì vậy, khi mà các quyền nhân thân được Nhà nước bảo đảm, với cách thể hiện đầy đủ các quyền đó còn có ý nghĩa nhằm củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật, đối với Ðảng, Nhà nước.

Năm là, các nội dung về quyền nhân thân của BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đều ghi đầy đủ, chi tiết các quyền nhân thân do Hiến pháp năm 1992 quy định. Do vậy, Dự thảo BLDS (sửa đổi) nêu đầy đủ, cụ thể, chi tiết các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền nhân thân, là sự kế thừa truyền thống xây dựng Luật Dân sự của Việt Nam. Ðồng thời, thực tiễn giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự của TAND các cấp khi áp dụng pháp luật đối với các quy định về quyền nhân thân của BLDS năm 2005 cũng chưa thấy phát sinh những vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải có những giải pháp tháo gỡ.

Với năm lý do nêu trên, thấy rằng Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã cụ thể hóa đầy đủ, chi tiết các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền nhân thân, là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của nước ta hiện nay và sắp tới; phù hợp với truyền thống xây dựng Luật Dân sự của Việt Nam và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn giải quyết, xét xử các vụ, việc dân sự của TAND các cấp.

                                                                                                                              TRẦN VĂN TÚ
Nguyên Phó Chánh án TAND tối cao
Theo nhandan.com.vn

Sharetolink chúng tôi cam kết phí rẻ nhất và Luật sư sẽ trợ giúp pháp lý liên quan miễn phí trọn đời cho quý khách!


0.5 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Rating 0.50 (1 Vote)

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN GIẢM 20% PHÍ DỊCH VỤ CHỈ HÔM NAY!

Quý khách vui lòng gọi tổng đài tư vấn luật: 024 3758 6958 - Hotline: 09122 63302 để được hỗ trợ hoặc điền yêu cầu bên dưới.

YÊU CẦU TƯ VẤN
Anh chị vui lòng điền yêu cầu muốn được tư vấn của mình vào đây, Luật Sư Sharetolink sẽ gọi miễn phí. Trân trọng!
Anh chị vui lòng điền tên đầy đủ vào đây...
Anh chị vui lòng điền email liên hệ vào đây...
Anh chị vui lòng điền số điện thoại vào đây...
Anh chị vui lòng gõ lại chuẩn xác số điện thoại để Sharetolink gọi cho anh chị miễn phí...
Anh chị vui lòng điền địa chỉ công ty/cá nhân của mình vào đây...
Anh chị vui lòng điền nội dung muốn được Luật sư tư vấn vào đây...

BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Công Ty Tư Vấn Luật Sharetolink Việt Nam
 
 

Tại sao chọn Sharetolink để đăng ký bảo hộ SHTT?!

Cơ sở pháp lý uy tín >> xem

Sharetolink ở Top 100 tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ được Cục SHTT - Bộ Khoa học & Công nghệ cấp quyết định hoạt động chính thức.

Kinh nghiệm thực tế >> xem

Tư vấn đăng ký bảo hộ cho hơn 5000 nhãn hiệu, Logo, thương hiệu, sản phẩm trong và ngoài nước.

Đại diện toàn quyền >> xem

Sharetolink có cơ sở pháp lý toàn quyền làm tổ chức đại diện cho khách hàng tiến hành xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ.

DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT NỔI BẬT

 
Tư vấn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ công nghiệp

Tư vấn xây dựng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, logo độc quyền, tên công ty, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp cho các tổ chức và cá nhân.

Xem ngay
 
Tư vấn đăng ký bản quyền tác giả

Bản quyền tác giả

Tư vấn đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm của tất cả loại hình như sách, truyện, game, phần mềm, tác phẩm viết, trò chơi, code web, bản thiết kế, chương trình truyền hình, kịch bản...

Xem ngay
 
Tư vấn doanh nghiệp và đầu tư

Doanh nghiệp & Đầu tư

Tư vấn giải quyết, đăng ký tất cả những vấn đề phát sinh trong hoạt động thành lập, thay sửa đổi, sáp nhập, chuyển nhượng doanh nghiệp và giấy phép đầu tư kinh doanh.

Xem ngay
 
Thương mại điện tử Sharetolink

Thương mại điện tử

Tư vấn đăng ký thủ tục liên quan đến Thương mại điện tử, giấy phép sàn TMĐT, web bán hàng online phù hợp với quy đinh của pháp luật về kinh doanh TMĐT tại Việt Nam.

Xem ngay

sharetolink.com sharetolink.com
9/10 466 bình chọn